Phát triển hạ tầng số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2023-2025

Thứ ba - 17/10/2023 22:32 0
Ngày 29/9/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch số 171/KH-UBND về việc Phát triển hạ tầng số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2023-2025. Theo Kế hoạch, phát triển hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số, nền tảng số có tính chất hạ tầng) băng rộng, siêu rộng, phổ cập, xanh, an toàn, bền vững, mở, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng số phải phát triển nhanh, phát triển trước phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh; đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, có bước đi và lộ trình cụ thể; phát triển an toàn, tin cậy, góp phần tạo lập niềm tin số; đồng thời góp phần hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Phát triển hạ tầng số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2023-2025

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, về mạng viễn thông băng rộng di động phấn đấu số thuê bao băng rộng di động đạt 95 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh/tổng thuê bao điện thoại di động đạt 90%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 94%. Tốc độ băng rộng di động (tốc độ tải xuống theo i-Speed) đạt 70 Mbps. Tỷ lệ xóm được phủ sóng di động băng rộng đạt 100%. Tỷ lệ dùng chung vị trí trạm BTS đạt 25%.

Mạng viễn thông băng rộng cố định, số thuê bao băng rộng cố định đạt 23 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có truy nhập Internet băng rộng cáp quang đạt 85%. Tốc độ băng rộng cố định (tốc độ tải xuống theo i-Speed) đạt 150 Mbps. Tỷ lệ xóm được phủ băng rộng cố định (cáp quang FTTH) đạt 100%.

Doanh nghiệp viễn thông phát triển thuê bao băng rộng cố định FTTH tới các hộ gia đình

Về hạ tầng công nghệ số, hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng IoT được tích hợp, ứng dụng rộng khắp trong các lĩnh vực của nền kinh tế số, xã hội số (tài nguyên và môi trường, giáo dục, y tế, nông nghiệp công nghệ cao, giao thông, xây dựng,...). 100% các ứng dụng dùng chung của cơ quan quản lý nhà nước sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của nhà nước, của tỉnh và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước. Thành lập nhóm các chuyên gia hỗ trợ sự phát triển công nghệ AI, blockchain, IoT. Bước đầu hình thành hệ sinh thái hạ tầng công nghệ AI, blockchain, IoT, hỗ trợ hiệu quả cho chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên trên cả 3 trụ cột Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Về nền tảng số có tính chất hạ tầng, áp dụng triển khai sử dụng các nền tảng quốc gia do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch công phục vụ xã hội. Nghiên cứu đưa vào triển khai sử dụng các nền tảng số quốc gia do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ lõi, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu cửa cơ quan, doanh nghiệp và xã hội đảm bảo hiệu quả, đúng quy định. Tiếp tục nghiên cứu phát triển, duy trì nền tảng công dân số Thái Nguyên trên cơ sở các nền tảng sẵn có (C-Thainguyen, Thainguyen ID...) đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh Thái Nguyên sẽ xây dựng cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng số; thu hút, huy động mọi nguồn lực, bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực thực hiện; bảo đảm an toàn hạ tầng số, an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng; tuyên truyền, nâng cao năng lực khai thác hạ tầng số...
                                                                                                                                                  Nguồn tin: https://sotttt.thainguyen.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây