Theo đó, sáng 27/9/2022 một số người dân khu vực Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh có phản ánh nhận được tin nhắn từ tên định danh VPBank với nội dung: “Tai khoan cua ban dang duoc dang nhap tren thiet bi khac, neu khong phai ban dang nhap vui long vao https://vpbank.com.vn-um.info de sua doi mat khau hoac thoat khoi thiet bi kia”.
Biết đây chỉ là trò lừa đảo của kẻ xấu nên người dân đã không làm theo yêu cầu như trong tin nhắn. Dù vậy, người dân vẫn rất lo lắng vì đây là một chiêu trò tinh vi nên vội cảnh báo người thân cũng có sử dụng điện thoại để lưu ý, đồng thời gửi phản ánh tới Trung tâm VNCERT/CC.Trước đó, vào ngày 5/2/2021 Cục An toàn thông tin đã thông tin cụ thể về phương thức tấn công của các đối tượng xấu trong các vụ tấn công lừa đảo nhắm vào các tổ chức tài chính, ngân hàng. Đánh giá cho thấy các tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster).
Trung tâm VNCERT/CC - Cục An toàn thông tin khuyến nghị, link đăng nhập chính thức của VPBANK sử dụng là: https://www.vpbank.com.vn/. Khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác với những tin nhắn nghi ngờ lừa đảo.
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Nguồn tin: Mic.gov.vn
Ý kiến bạn đọc