Tạo động lực cho chuyển đổi số từ cơ chế, chính sách
Bình
2023-07-04T03:25:39-04:00
2023-07-04T03:25:39-04:00
http://ict.thainguyen.gov.vn/tin-hoat-dong-2/tao-dong-luc-cho-chuyen-doi-so-tu-co-che-chinh-sach-911.html
/themes/netsite_egov/images/no_image.gif
Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên
http://ict.thainguyen.gov.vn/uploads/logo.png
Thái Nguyên luôn xác định chuyển đổi số là “chìa khóa chính” để chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo chủ trương của Bộ Chính trị. Vì vậy, một trong những giải pháp cụ thể hóa điều đó là triển khai các chiến lược phù hợp, tạo cơ chế, chính sách thông thoáng, cụ thể như sau:
Rà soát sửa đổi hoặc đề xuất Trung ương sửa đổi cơ chế để áp dụng công nghệ số, dữ liệu số trong chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế- xã hội; cấu trúc lại quy trình hoạt động và cung cấp dịch vụ công.
Xây dựng cơ chế cho phép triển khai thí điểm các mô hình và công nghệ mới theo cơ chế thử nghiệm có kiểm soát về phạm vi, không gian và thời gian thử nghiệm (sandbox), đặc biệt chú trọng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; người đứng đầu cơ quan, địa phương có chỉ đạo và triển khai mô hình và công nghệ mới để giải quyết bài toán của cơ quan, ngành, địa phương mình để đánh giá, nhân rộng thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Đặt hàng doanh nghiệp triển khai các ứng dụng công nghệ số để giải quyết các bài toán mới.
Rà soát ban hành quy trình, thủ tục thống nhất, đồng bộ về tiếp nhận, xử lý ban hành văn bản trong toàn hệ thống trong cơ quan Đảng. Ban hành các thủ tục hành chính Đảng, bao gồm cả liên thông nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và giúp các tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng tra cứu, thực hiện đảm bảo về mặt thủ tục.
Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các kiến trúc, quy chế, quy định về xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số phù hợp với định hướng Chiến lược quốc gia.
Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thủ tục hành chính với phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Rà soát các thủ tục hành chính công, thủ tục hành chính ngoài một cửa, thủ tục sự nghiệp công, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước theo hướng đơn giản hoá hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số. Rà soát loại bỏ một số thành phần hồ sơ, thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ khi ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số.
Xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển và sử dụng dữ liệu số; trong đó ưu tiên sử dụng dữ liệu số thay thế thành phần hồ sơ, giấy tờ phải nộp trong cung cấp dịch vụ công và sử dụng dữ liệu số trong chỉ đạo, điều hành để phát triển kinh tế- xã hội. Xây dựng, ban hành Quy chế kết nối, quản lý và chia sẻ dữ liệu số trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng các chính sách, quy định cụ thể về thuế, phí (như phí sử dụng dịch vụ khi thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thủ tục hành chính,...) để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số.
Hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân triển khai sandbox để phát triển, thử nghiệm và áp dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số nhằm thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh Thái Nguyên.
Từng ngành triển khai rà soát, ban hành quy hoạch, tiêu chuẩn để phục vụ sử dụng công nghệ số, dữ liệu số trong triển khai qua mạng, hỗ trợ kiểm tra, giám sát thường xuyên và chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” theo mô hình chính quyền đô thị.