Ngân hàng số Việt Nam khởi động trở lại khi TMĐT bùng nổ

Thứ bảy - 10/10/2020 21:37 0
Ngân hàng số Việt Nam Timo Plus hy vọng sẽ cung cấp trọn gói các dịch vụ tài chính với Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Bản Việt (Viet Capital Bank).
Ngân hàng số Việt Nam khởi động trở lại khi TMĐT bùng nổ
Ngân hàng kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam Timo Plus vừa công bố khởi động lại các dịch vụ của ngân hàng với một đối tác mới là Ngân hàng TMCP Bản Việt, ngân hàng đã thay thế VPBank. Hợp tác mới này hứa hẹn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính hơn ngoài các dịch vụ tài chính cơ bản cho nhóm khách hàng sẵn sàng tiếp nhận ngân hàng trực tuyến trong bối cảnh bùng nổ thương mại điện tử (TMĐT) do đại dịch Covid-19.
 
Ngân hàng số Việt Nam khởi động trở lại khi TMĐT bùng nổ - Ảnh 1.
Việc hợp tác với Timo Plus cũng đánh dấu việc Ngân hàng TMCP Bản Việt có Giám đốc điều hành mới Henry Nguyễn, người đã có một loạt đầu tư phong phú bao gồm nhượng quyền thương mại McDonald trong nước và một câu lạc bộ bóng đá Los Angeles.
Ông Henry Nguyễn cho biết theo quan hệ đối tác cũ đã ra mắt vào năm 2016, Timo chỉ là một bên ngoài VPBank, nhưng lần này, hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ để giới thiệu các sản phẩm mới.
Cũng theo chia sẻ của ông Henry Nguyễn với hãng tin Nikkei bên lề sự kiện ra mắt được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh mới đây: "Chúng tôi có một ngân hàng có cùng mục tiêu và tầm nhìn với chúng tôi và muốn đổi mới. Ngân hàng số Timo Plus đang mở rộng hoạt động ngoài các dịch vụ tài chính cơ bản  các sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm tín dụng, bảo hiểm, về cơ bản là tất cả các khía cạnh của đời sống tài chính của mọi người".
Các ngân hàng chỉ trực tuyến, thường dựa trên mạng lưới ATM hiện có, đang bắt đầu xuất hiện ở Đông Nam Á. Philippines vừa cấp giấy phép đầu tiên cho một ngân hàng ảo, Tonik, sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Ngân hàng Revolut của Vương quốc Anh hoạt động tại Singapore, nơi Ant Financial của Trung Quốc, một đơn vị thuộc Tập đoàn Alibaba và ByteDance, chủ sở hữu TikTok, đang cạnh tranh để có một số giấy phép ngân hàng kỹ thuật số.
Việt Nam được các nhà phân tích coi là thị trường đã chín muồi để số hóa. Một cuộc khảo sát gần đây của Tập đoàn Tư vấn Boston cho thấy chỉ 40% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, thấp hơn so với các nước láng giềng như Indonesia và Thái Lan. Trong một cuộc khảo sát, người Việt Nam cho biết sẽ chuyển 13 - 15% tiền gửi từ các ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số, tỷ lệ cao nhất trong số những dân các nước Đông Nam Á được thăm dò ý kiến.
Để thu hút người gửi tiền, ngân hàng Timo Plus sẽ phải thay đổi mô hình kinh doanh với VPBank, đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng hoặc nếu không đã hầu như nằm ngoài hoạt động của ngân hàng Timo Plus. Ngân hàng TMCP Bản Việt hứa hẹn một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn.
Giám đốc điều hành Ngân hàng TMCP Bản Việt, ông Ngô Quang Trung, trao đổi với Nikkei sau khi công bố việc ra mắt hợp tác cho biết: "Chúng tôi cần một văn hóa mới, chúng tôi cần những tư duy mới không phải từ ngân hàng truyền thống".
Ngân hàng số Việt Nam khởi động trở lại khi TMĐT bùng nổ - Ảnh 2.
Tỷ lệ dân số (từ 15 tuổi trở lên) các nước trong Đông Nam Á có tài khoản ngân hàng. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Timo cũng sẽ phải cạnh tranh với các ngân hàng đang ngày càng ứng dụng công nghệ mạnh mẽ hơn, như Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt và Techcombank, cho phép khách hàng truy cập ATM bằng ứng dụng thay vì thẻ.
Tại Việt Nam sẽ ngày càng có nhiều người sử dụng ví điện tử như Momo và ZaloPay để liên kết với tài khoản ngân hàng nhằm thanh toán hóa đơn và các mặt hàng trong cửa hàng, thậm chí nạp tiền điện thoại. Theo Standard Chartered, Việt Nam có khoảng 20 thương hiệu ví điện tử.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số lượng thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ tăng 51% mỗi năm từ năm 2016 đến năm 2019. Hiệp hội TMĐT Việt Nam dự báo giá trị thương mại trực tuyến sẽ tăng trưởng hơn 30% vào năm 2020, vượt 15 tỷ USD, một phần do đại dịch đã có tác động.
Một số người dân Việt Nam sử dụng ví điện tử mà không cần tài khoản ngân hàng và nạp tiền qua ứng dụng điện thoại, nhưng việc thúc đẩy hầu hết mọi người Việt Nam mở tài khoản đều xuất phát từ các chính sách. Theo báo cáo của BCG, trong số các mục tiêu kinh tế xã hội chính của chính phủ là 80% dân số có tài khoản ngân hàng vào năm 2025 và 90% vào năm 2030, tăng từ mức 40%, tỷ lệ thấp nhất trong số các nước Đông Nam Á.
Nhà phân tích Robert Vong cho biết một phần của vấn đề đối với ngân hàng số Timo Plus là các chi phí vận hành cao bất ngờ và sự tuân thủ trong hợp tác trước đây. Trong lần hợp tác tiếp theo này, Timo lưu ý rằng Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ đã trở thành ngân hàng đầu tiên nhận được sự chấp thuận của nhà nước thực hiện thẩm định về một doanh nghiệp hoặc một cá nhân trước khi ký một hợp đồng, hoặc một hành động với một tiêu chuẩn tỏ sự thận trọng nhất định bằng phương thức điện tử, giúp giảm các chi phí.
Người Việt Nam cũng sẵn sàng đón nhận một xã hội không tiền mặt. Nhà phân tích Robert Vong, đồng sáng lập Parth Labs, công ty phát triển công nghệ mới nổi, bao gồm cả fintech, cho hay: "Ngân hàng Timo đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định cách thu hút người trẻ trong tiến trình mới của ngân hàng này".
Theo ICTvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây