Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông; Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Trung tâm VNCERT/CC Cục An toàn thông tin; Đại diện lãnh đạo, cán bộ chuyên trách, chuyên gia đến từ 226 tổ chức thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia tại các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp khác.
Ông Trần Đăng Khoa – Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Đăng Khoa – Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin – Trưởng Ban điều hành Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia đề nghị các thành viên trong mạng lưới hoạt động trên tình thần “đồng hành, đồng đội” để cùng hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên một Mạng lưới mạnh gắn kết.
Toàn cảnh Hội nghị.
Hội nghị được tổ chức với chủ đề: Phát triển toàn diện đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (CSIRT).
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo theo chủ đề chủ đề “Tổng kết hoạt động của Mạng lưới VNCSIRTs” như: Báo cáo tổng kết hoạt động của Mạng lưới năm 2023 và định hướng hoạt động năm 2024; Giới thiệu công cụ tự động đánh giá mức độ trưởng thành đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; Tổ chức hiệu quả hoạt động đội ứng cứu sự cố lĩnh vực tại Bảo hiểm Xã hội; Kinh nghiệm tổ chức hiệu quả đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tại địa phương; Săn lùng mối nguy hại: Chủ động nhận diện kịp thời các mối đe dọa bên trong hệ thống của tổ chức; Phát hiện kịp thời lộ lọt dữ liệu từ các nguồn tin tình báo về mối đe dọa an toàn thông tin.
Hội nghị cũng nghe thảo luận về các giải pháp phát triển Mạng lưới theo Mô hình đánh giá mức độ trưởng thành CSIRT: Tổ chức, con người, công cụ, quy trình, hoạt động thường xuyên. Các đại biểu trình bày ý kiến, quan điểm về hiện trạng, các nguyên nhân yếu kém, các giải pháp tổ chức đội CSIRT và phát triển Mạng lưới. Cục ATTT trình bày các vấn đề liên quan định hướng phát triển Mạng lưới và vinh danh đội ứng cứu sự cố hoạt động hiệu quả năm 2022.
Thông qua Hội nghị đã góp phần củng cố hoạt động của Mạng lưới VNCSIRTs; các giải pháp tổ chức đội CSIRT và phát triển Mạng lưới trong thời gian tới; chủ động ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng trước các thách thức mới; kinh nghiệm tổ chức hiệu quả đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tại địa phương; tăng cường đánh giá bảo mật để phát hiện kịp thời các nguy cơ, lỗ hổng có thể gây ra sự cố tiềm năng; nhận diện kịp thời nguy cơ mất an toàn thông tin mạng thông qua hoạt động săn lùng mối nguy hại./.
Ý kiến bạn đọc