Ứng dụng công nghệ AI, chatbot trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức an toàn thông tin

Thứ ba - 08/12/2020 21:53 0
Theo Cục An toàn thông tin, một điểm mới của Đề án tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025 là tuyên truyền trên mạng xã hội và ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chatbot vào hoạt động tuyên truyền.
Ứng dụng công nghệ AI, chatbot trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức an toàn thông tin

Tạo dựng không gian số an toàn, góp phần đẩy nhanh chuyển đổi số

Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin (ATTT) giai đoạn 2021 - 2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 
Đề án xác định rõ quan điểm, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và kỹ năng nhằm trang bị cho mỗi cá nhân các kiến thức, kỹ năng cơ bản để bảo đảm ATTT trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn. Từ đó, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững.
 
20201127-pg4.jpg
 
Việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm ATTT tại cơ quan, tổ chức, địa phương.
 
Cùng với đó, hình thức tuyên truyền được đổi mới, kết hợp giữa hình thức truyền thống với hình thức trực tuyến. Các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống tương tác tự động (chatbot) được ứng dụng để triển khai các hoạt động tuyên truyền một cách chủ động, thông minh và tự động.
 
Theo chia sẻ của đại diện Cục ATTT (Bộ TT&TT) - đơn vị trực tiếp xây dựng Đề án, một tư tưởng xuyên suốt của Đề án trong 5 năm tới là các biện pháp tuyên truyền phải được phối hợp linh hoạt. Tận dụng ưu thế của mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng để các nội dung tuyên truyền có sức lan tỏa rộng rãi, tạo năng lượng tích cực, an toàn trên không gian mạng.
 
Đặc biệt, sẽ chuyển đổi việc tuyên truyền phân tán theo từng bộ, ngành sang phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, định hướng tập trung theo sự điều phối của Bộ TT&TT.
 
“Việc chuyển từ phân tán sang tập trung thể hiện ở chỗ: việc tuyên truyền vẫn do các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhưng nội dung sẽ theo định hướng tập trung của Bộ TT&TT”, đại diện Cục ATTT giải thích.
 
Đề án mới cũng khuyến khích thu hút các nguồn lực xã hội để thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là tận dụng sự tham gia có trách nhiệm của các doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, các mạng xã hội Việt Nam. Việc này nhằm tạo sự lan tỏa, kết nối đa kênh, đa nền tảng, từ đó thúc đẩy thay đổi nhận thức về ATTT của người sử dụng.
 
100% sinh viên được tuyên truyền về nguy cơ mất ATTT
 
Bên cạnh mục tiêu tổng quát, Đề án mới cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức ATTT đến năm 2025.
 
Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tổ chức 3 chiến dịch nâng cao nhận thức và kỹ năng ATTT cơ bản quy mô lớn trải rộng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
 
Cùng với đó, sẽ thiết lập 3 trang/kênh trên mạng xã hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT nhằm thu hút, tiếp cận tối đa người sử dụng tham gia, kết nối tới nhiều nền tảng khác nhau.
 
Mục tiêu đặt ra đến năm 2025, 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT khi ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
 
100% tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bảo hiểm xã hội, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, tài chính nhà nước khác xây dựng và triển khai các kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT cho cán bộ, nhân viên và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người sử dụng dịch vụ.
 
Cũng đến năm 2025, trên 80% các trường THCS, THPT có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng; trên 80% người dùng nói chung và 100% sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ mất ATTT và các kỹ năng cơ bản đảm bảo ATTT trên không gian mạng; 80% cơ quan, tổ chức được tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ ATTT trong nước…
 
Để hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án, thời gian tới, hàng loạt giải pháp sẽ được tập trung triển khai để thực hiện 6 nhiệm vụ chính gồm: Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng tại các cơ sở giáo dục; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội;
 
Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT qua các hệ thống thông tin cơ sở; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT qua các phương thức khác; Xây dựng nội dung tuyên truyền về bảo đảm ATTT cho các nhóm đối tượng người cao tuổi và thanh thiếu niên; Định hướng nội dung, hoạt động và xây dựng, biên tập các tài liệu tuyên truyền thuộc phạm vi của Đề án.
 
Cụ thể như, với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, thời gian tới, sẽ sản xuất nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế… để đăng, phát trên các trang mạng xã hội, các kênh, nền tảng khác nhau và trên phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức chương trình trò chơi trên truyền hình (gameshow), cuộc thi tìm hiểu về ATTT trên các kênh truyền hình, trong đó lồng ghép các nội dung về ATTT... 
Nguồn Bộ Thông tin và Truyền thông (mic.gov.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây